Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Cách trị đau họng cho bà bầu dứt điểm hiệu quả, an toàn

cách trị đau họng cho bà bầu thumb

Đau họng là một bệnh lý hô hấp thường gặp ở phụ nữ mang thai do hệ miễn dịch suy yếu hơn người bình thường. Ngoài cơn đau rát họng, sốt, mệt mỏi, một vài trường hợp nặng hơn còn kèm theo biểu hiện như khàn tiếng, ho đờm và tăng xuất tiết. Tuy bệnh thường không gây ra các biến chứng nguy hiểm nhưng nếu áp dụng > cách trị đau họng cho bà bầusức khỏe của mẹ bầuthai nhi. Bài viết sau đây của Huggies sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về các triệu chứng, nguyên nhân gây ra đau họng trong thai kỳ và cách xử lý sao cho hiệu quả, an toàn nhất.

>>> Xem thêm:

Các triệu chứng đau họng trong thai kỳ

Các triệu chứng đau họng ở bà bầu không khác nhiều so với thể trạng bình thường. Một số triệu chứng đau họng trong thai kỳ phổ biến bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, ớn lạnh.
  • Sốt, khô môi, đau rát họng.
  • Khó khăn khi nuốt và bị nhói bên tai.
  • Amidan bị sưng đỏ, kèm theo cảm giác đau khi ấn vào vùng cổ hoặc sưng hạch lympho ở cổ.
  • Khàn tiếng, ho có đờm.
  • Khi đi khám sẽ thấy niêm mạc họng đỏ, tăng xuất tiết.

Triệu chứng đau họng trong thai kỳ

Triệu chứng đau họng trong thai kỳ gồm sốt, khô môi, đau rát họng (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm:

Nguyên nhân gây ra đau họng cho bà bầu

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây đau họng trong thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu có phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu xuất phát từ:

  • Nhiễm virus: Các trường hợp đau họng trong thai kỳ thường do nhiễm virus. Tình trạng này thường tự hết sau 7 ngày và không cần sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Nhiễm vi khuẩn: Viêm họng liên cầu khuẩn là một dạng nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến, gây đau họng và đi kèm với lớp phủ màu trắng hoặc đốm trắng trong cổ họng và sốt cao.
  • Các tác nhân gây dị ứng từ môi trường: Một số tác nhân gây dị ứng như không khí khô, khói bụi, phấn hoa, hóa chất… có thể kích thích cổ họng và đường mũi, khiến cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm họng.
  • Hội chứng chảy dịch mũi sau: Khi chất nhầy từ xoang chảy xuống cổ họng, có thể khiến bà bầu cực kỳ khó chịu và gây đau họng, ho mãn tính.
  • Hệ miễn dịch yếu: Khi phụ nữ mang thai, hệ miễn dịch sẽ suy giảm khiến cơ thể dễ bị nhiễm virus và vi khuẩn, gây ra các tình trạng đau họng và viêm họng.
  • Thay đổi hormone: Sự thay đổi hormone trong thai kỳ có thể gây ra các triệu chứng như khô miệng, khát nước quá mức và đau họng.
  • Trào ngược axit: Đây là một trong những nguyên nhân gây đau họng thứ phát, thường phổ biến trong thai kỳ do quá trình tiêu hóa chậm và gây áp lực lên hệ tiêu hóa.

Xem thêm:

Cách trị đau họng cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Đau họng là bệnh lý hô hấp do nhiều nguyên nhân gây ra, do đó tùy theo từng trường hợp để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và cân nhắc có nên sử dụng thuốc kháng sinh hay không. Sau đây là một số cách trị đau họng cho bà bầu tại nhà an toàn và hiệu quả:

Dùng các loại thảo dược tự nhiên

Trong quá trình mang thai, việc dùng thuốc cần được thực hiện một cách cẩn trọng và theo chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Các điều trị đau họng cho bà bầu bằng những loại thảo dược tự nhiên thường được các chuyên gia y tế khuyến khích sử dụng. Có thể kể đến như:

  • Mật ong: Đây là một nguyên liệu có đặc tính kháng khuẩn, tự nhiên, giúp làm giảm viêm và dịu cổ họng. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần lưu ý sử dụng mật ong đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Có thể pha 1 - 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất vào một cốc nước ấm và uống 2 lần/ngày. Hoặc có thể ngậm trực tiếp 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất trong miệng cho đến khi tan hoàn toàn và lặp lại 2 - 3 lần mỗi ngày.
  • Gừng: Trong Đông y, gừng là loại củ có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm cảm, long đờm và làm dịu cổ họng. Cách trị đau họng cho bà bầu bằng gừng rất đơn giản, chỉ cần đập dập gừng và đun với nước trong khoảng 10 phút. Sau đó lọc lấy nước, thêm 1 - 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất và khuấy đều rồi uống.
  • Củ nghệ: Hoạt chất Curcumin trong củ nghệ có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh nên hỗ trợ điều trị đau họng rất hiệu quả mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu có thể pha 1 thìa cà phê bột nghệ với một cốc sữa ấm để uống mỗi tối trước khi đi ngủ.

 thảo dược tự nhiên chữa đau họng

Các loại thảo dược tự nhiên có công dụng hỗ trợ chữa viêm họng cho bà bầu (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm:

Dùng thuốc đau họng cho bà bầu

Trong trường hợp bà bầu bị đau họng kéo dài hơn 7 ngày mà không thấy cải thiện hoặc khi các dấu hiệu của nhiễm trùng như sưng hạch lympho, phát ban, khó thở, đau tai thì cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, kê đơn các loại thuốc chữa đau họng cho bà bầu để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Một số loại thuốc dùng để chữa đau họng cho bà bầu như kháng sinh penicillin, paracetamol, trị ho, xịt họng hay thuốc kháng axit.

Sử dụng thuốc trị đau họng cho bà bầu

Uống thuốc chữa đau họng cho bà bầu theo chỉ định của bác sĩ (Nguồn: Sưu tầm)

Xông hơi hoặc làm ẩm khoang mũi

Ngoài phương pháp dùng thuốc, mẹ bầu bị viêm họng cũng có thể áp dụng cách xông hơi nước khoang mũi. Phương pháp này giúp làm ẩm màng nhầy, cổ họng không bị khô, từ đó giảm kích ứng và ngứa họng. Cách trị đau họng cho mẹ bầu này khá đơn giản, chỉ cần chuẩn bị một nồi nước đã đun sôi và đưa mặt vào làn hơi bốc lên trong vài phút. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý giữ khoảng cách vừa đủ để tránh bị bỏng hoặc tổn thương da không mong muốn.

Xông hơi nước khoang mũi

Xông hơi nước khoang mũi giúp cải thiện tình trạng đau họng (Nguồn: Sưu tầm)

Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Đây là một cách trị đau họng cho bà bầu được nhiều người áp dụng bởi dễ thực hiện, nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao. Việc súc miệng bằng nước muối sau khi đánh răng và sau khi ăn có tác dụng sát khuẩn, làm sạch các vi khuẩn gây đau họng, đồng thời cũng làm giảm sưng tấy ở vùng họng. Mẹ bầu có thể mua nước muối sinh lý bán sẵn ở các hiệu thuốc hoặc tự pha 1 thìa cà phê muối biển vào trong một cốc nước ấm, sau đó khuấy đều cho muối tan hoàn toàn. Dùng nước muối sinh lý để súc miệng và họng trong 30 giây rồi nhổ ra, nên duy trì 3 - 4 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm:

Uống nhiều nước

Duy trì đủ nước cho cơ thể là yếu tố rất quan trọng trong việc điều trị đau họng cho bà bầu. Uống tối thiểu 2 lít nước/ngày giúp làm ẩm niêm mạc họng, giảm cảm giác khô rát và hỗ trợ quá trình loại bỏ vi khuẩn, virus. Ngoài nước lọc, mẹ bầu có thể bổ sung thêm các loại nước ép từ trái cây tươi, nước dừa hoặc các loại trà thảo mộc như trà gừng, trà cam thảo để vừa giúp giảm căng thẳng, duy trì sự cân bằng cơ thể vừa chữa viêm họng rất tốt.

Uống nhiều nước

Uống tối thiểu 2 lít nước/ngày giúp làm ẩm niêm mạc họng, giảm cảm giác khô rát họng (Nguồn: Sưu tầm)

Nghỉ ngơi đầy đủ

Bà bầu cần tránh làm việc quá sức, hãy cố gắng dành thời gian để nghỉ ngơi và ngủ đủ 8 tiếng/đêm nhằm giúp cơ thể hồi phục, tập trung năng lượng vào việc thư giãn và tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên tạo môi trường nghỉ ngơi thoải mái, yên tĩnh và thoáng mát. Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để giúp duy trì độ ẩm không khí trong nhà, ngăn ngừa khô họng và làm dịu các triệu chứng đau họng.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Duy trì một chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh là rất quan trọng với phụ nữ đang mang thai. Điều này không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại các loại vi khuẩn, virus gây bệnh mà còn giúp mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh.

Mẹ nên ưu tiên các loại trái cây tốt cho bà bầu giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C và kẽm như cam, quýt, bưởi, hạt chia, đậu lăng, các loại rau xanh và hạt để giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tuyệt đối tránh sử dụng đồ ăn cay, nóng, đồ chiên, nhiều dầu mỡ và các loại thực phẩm có thể gây kích ứng thêm cho cổ họng.

Xem thêm:

Cần lưu ý điều gì khi trị đau họng cho bà bầu?

Bên cạnh việc áp dụng các cách trị đau họng cho bà bầu, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau để giúp cải thiện tình trạng này.

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với những người đang mắc bệnh để hạn chế tối đa khả năng nhiễm khuẩn từ môi trường xung quanh.
  • Tuyệt đối không uống đồ lạnh và có ga khi bị viêm họng, vì chúng có thể khiến tình trạng đau họng trở nên nặng nề hơn.
  • Không chia sẻ đồ dùng cá nhân, khăn hoặc cốc với người bị nhiễm trùng cổ họng để tránh lây nhiễm.
  • Hạn chế nói quá nhiều để thanh quản được nghỉ ngơi và tránh đau họng nặng hơn.

Trong giai đoạn mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm nên nguy cơ mắc phải bệnh viêm họng là khá cao. Với đối tượng đặc biệt như thai phụ, nên chú ý lựa chọn các p cách trị đau họng cho bà bầu phù hợp, an toàn nhất để vừa đẩy lùi bệnh vừa tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần lưu ý giữ vệ sinh cơ thể, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh lui tới những chỗ đông người và các vùng có dịch về cảm cúm.

Xem thêm:

Chuẩn bị đồ đi sinh là một trong những công việc quan trọng nhất mà mẹ bầu cần làm trước khi đón bé yêu chào đời. Các mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng sơ sinh như quần áo sơ sinh, tất, mũ, khăn,... đặc biệt là tã dán sơ sinh. Bố mẹ nên ưu tiên lựa chọn loại miếng lót sơ sinh hoặc tã bỉm newborn mỏng nhẹ, mềm mại và thoáng khí để tránh làm hăm da hay trầy xước làn da non nớt của bé. Hiện nay, các sản phẩm của Huggies đang được rất nhiều mẹ tin dùng, bởi không chỉ mềm, mỏng mà còn thông thoáng, tã thấm hút tốt, giúp mông bé luôn khô ráo, sạch sẽ và dễ chịu. Một số sản phẩm Huggies đang được các mẹ đánh giá cao với nhiều ưu điểm nổi bật như TÃ DÁN SƠ SINH HUGGIES SKIN PERFECT, TÃ DÁN CAO CẤP HUGGIES ®PLATINUM NATUREMADE, TÃ DÁN SƠ SINH HUGGIES® TRÀM TRÀ, MIẾNG LÓT SƠ SINH HUGGIES DRY TRÀM TRÀ

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;