Tất cả các chuyên mục
An toàn cho bé
Cách quản lý thời gian
Lần đầu làm cha mẹ
Cha mẹ và con cái
Kế hoạch chi tiêu cho gia đình
Lời khuyên dành cho cha mẹ
Mẹ ở công sở
13 Cách giảm mỡ bụng sau sinh cho mẹ bỉm sữa

Trẻ sơ sinh và Chó

Bé chơi cùng với chó

Các bước chuẩn bị cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà có nuôi vật nuôi là cần thiết cho sự an toàn của trẻ cũng như tâm lý của vật nuôi.

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh ở nhà là một thời điểm thú vị dù bạn sẽ khá bận rộn. Đây là một thay đổi lớn cho mọi người bao gồm chú chó cưng của bạn vì chúng sẽ không còn được nhiều sự quan tâm như trước đây. Chú chó thường làm quen với trẻ rất sớm nhưng quan trọng phải có sự chuẩn bị phù hợp và đúng đắn. Cùng Huggies chuẩn bị tốt để cho con yêu chơi với chó cưng một cách an toàn nhé!

Tham khảo: Chăm sóc trẻ sơ sinh

Lên kế hoạch chuẩn bị tốt

Chó thường được chọn thay thế cho vị trí một đứa trẻ trước khi có sự xuất hiện của trẻ và người ta thường cảm thấy có lỗi khi biết trẻ sẽ trở thành ưu tiên số một trong nhà. Kết quả là họ sẽ làm hư chúng bằng cách nuông chiều, dồn nhiều tình thương cho nó trước khi chào đón bé. Thể hiện như việc ôm ấp trước khi đi ngủ, thưởng thức ăn nhiều hơn, được dắt bộ nhiều hơn…. Rồi họ bỏ rơi vật nuôi khi chăm sóc trẻ sơ sinh ở nhà, nhốt chúng ngoài sân và lãng quên chúng.

Nhưng đây là phương pháp không đúng và bạn cần phải bắt đầu thay đổi những thói quen hằng ngày của chú chó trước khi sinh con. Vì bạn vẫn muốn vật nuôi cùng sống chung với trẻ mà không bị ảnh hưởng nhiều đến lối sống của chúng. Vậy bạn hãy làm chuyện có thêm trẻ trong nhà là một điều thú vị hơn đối với vật nuôi. Nếu bạn không muốn vật cưng được phép lên giường, ghế hoặc vào nhà thì hãy tập thói quen này trong vài tháng trước khi bé chào đời.

Tham khảo: An toàn cho trẻ em

Để bé chơi với chó

Vấn đề về hành vi của chó

Hành vi có vấn đề chẳng hạn như nhảy lên cao, kéo dây xích và sủa cần được can thiệp càng sớm càng tốt. Tìm sự giúp đỡ từ một huấn luyện viên chó nếu cần phải huấn luyện chúng biết vâng lời hơn. Bạn sẽ không muốn có một chú chó náo nhiệt luôn chồm vào người bạn mỗi khi bạn bước vào phòng. Ít nhất, chú chó phải học cách ngồi và nằm xuống theo lệnh của bạn, ngay khi bạn ở vị trí xa. Hoặc chú chó có thể tự chơi một mình và đi ra ngoài vui vẻ theo yêu cầu của bạn.

Vấn đề tấn công của chó

Đây là một hành vi bạn không được bỏ qua. Nếu chú chó của bạn có bất kỳ dấu hiệu của sự tấn công người hoặc động vật khác như gầm gừ, thủ thế hoặc cắn, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia ngay lập tức. Nhiều người quá lo lắng về hành vi của chú chó cưng mà có những hành động không đúng. Điều đó có thể làm cho vấn đề càng tồi tệ hơn. Đừng thử giải quyết vấn đề này một mình!

Chuẩn bị trước khi sinh

Ít nhất là một tháng trước khi sinh:

  • Chuẩn bị nơi chăm sóc trẻ sơ sinh và cho phép chú chó được thấy để làm quen cả về thị giác lẫn khứu giác.
  • Tập cho nghe âm thanh của trẻ sơ sinh ở âm lượng thấp cho đến khi chú không quan tâm đến âm thanh của tiếng khóc. Nhiều con chó chưa bao giờ nghe tiếng em bé khóc trước đó và việc bật âm thanh này là một cách tốt để chúng làm quen.
  • Cửa rào - nếu bạn đang lo lắng về việc chó (hoặc mèo) chạy vào nơi chăm sóc trẻ, bạn có thể đặt một cánh cửa lưới hoặc cái chặn cửa. Nhờ đó, bạn vừa có thể quan sát con vừa yên tâm về việc không có mèo hay  chó chui vào chơi hoặc ngủ chung với đồ dùng của trẻ.
  • Tập dắt bộ chó với chiếc xe nôi đẩy trống. Mọi người có thể nghĩ rằng bạn hơi kỳ quái  và bạn sẽ vất vả để điều khiển một con chó và xe nổi đẩy. Nhưng việc này nhằm huấn luyện chó làm quen với xe nôi đẩy và tự điều chỉnh tốc độ khi đi cùng với xe nôi đẩy.

Tham khảo: Chuẩn bị tinh thần trước khi sinh

Chuẩn bị trước khi đưa trẻ về nhà

Một vài ngày trước khi trẻ về nhà, bạn có thể mang theo một tấm chăn hoặc quần áo trẻ đã sử dụng để chó có thể tiếp xúc làm quen với mùi của trẻ trước.

Nếu được thì nên nhờ ai đó cho chó vận động trước khi bạn đưa trẻ về nhà để tiêu hao bớt năng lượng, giảm kích động của chó, nhất là khi nó không thấy bạn trong vài ngày qua.

Khi về đến nhà, bạn hãy chào chú chó đầu tiên trong khi có người khác ẵm trẻ. Sau đó, bạn hãy để người đó đưa trẻ vào nhà. Nếu chú chó tỏ vẻ tò mò, quan tâm thì cũng không nên tỏ ra quá đề phòng hoặc nếu nó làm lơ đối với trẻ thì cũng không sao. Mọi người chỉ cần tỏ thái độ quan tâm và khen ngợi chó ngoan..

Nếu bạn muốn thái độ tốt của chó đối với trẻ khi chúng ở cùng nhau trong phòng, bạn nên thường xuyên khen thưởng chó và chơi trò ném banh yêu thích của chó. Lý tưởng nhất là có người giúp bạn việc này, chú chó sẽ dần dần thích nghi cách vui vẻ với trẻ. Hãy cho chó ăn ở góc phòng khi có trẻ ở cùng, tạo điều kiện thoải mái nhất trong ngày của chó khi có sự hiện diện trẻ.

Đừng la mắng khi chó chơi với đồ dùng hoặc đồ chơi của trẻ vì nó sẽ không hiểu nguyên nhân tại sao bị la mà chỉ có thể cảm nhận việc gặp rắc rối mỗi khi ngửi thấy mùi trẻ. Bạn phải cất riêng đồ chơi của trẻ ngoài tầm của chó.

Yêu cầu sự giúp đỡ

Đừng ngại yêu cầu gia đình và bạn bè giúp bạn trong việc chăm sóc chó như đi bộ, tắm rửa, cho ăn…

Giám sát

Không bao giờ để vật nuôi ở gần trẻ mà không có sự giám sát, cho dù bạn tin tưởng nó hoàn toàn.

Chăm sóc sức khỏe

Hãy thường xuyên diệt bọ chét chó.

Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc Làm cha mẹ

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;