Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

10 Cách tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh, phòng ngừa ốm vặt

cách tăng sức đề kháng cho bé khoẻ mạnh

Bài viết này đã được bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội Nhi tại bệnh viện Nhi Đồng 1 tư vấn y khoa.

Hệ miễn dịch rất quan trọng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn 2 năm đầu đời. Có một hệ miễn dịch khỏe mạnh đồng nghĩa với việc trẻ có sức đề kháng với sự tấn công của vi khuẩn, vi trùng có hại, ngăn ngừa cảm cúm lúc giao mùa. Vậy làm thế nào để tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ? Cùng Huggies tìm hiểu về hệ miễn dịch và các cách tăng sức đề kháng cho bé trong bài viết dưới đây, mẹ nhé!

>> Tham khảo:

Tại sao cần tăng sức đề kháng cho bé?

Sức đề kháng là khả năng của cơ thể trong việc bảo vệ và chống lại các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,... Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sức đề kháng thường còn yếu do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. 

Có hai loại miễn dịch chính: miễn dịch chủ động (cơ thể tự tạo ra kháng thể) và miễn dịch thụ động (nhận kháng thể từ bên ngoài). Trong giai đoạn bào thai, bé nhận kháng thể từ mẹ qua nhau thai. Sau khi sinh, việc bé bú sữa mẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn giúp bé có hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. 

Tuy nhiên, sau 6 tháng tuổi, lượng kháng thể thụ động này dần suy giảm và không còn đủ sức bảo vệ trẻ khi chúng tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bên ngoài. Do đó, bố mẹ cần chú ý chủ động tăng sức đề kháng cho bé.

Có thể bạn quan tâm:

Sức đề kháng là hàng rào bảo vệ trẻ

Sức đề kháng là hàng rào bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây bệnh (Nguồn: Huggies)

Một số nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể

  • Suy giảm hệ miễn dịch: Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra suy giảm sức đề kháng gồm suy giảm miễn dịch tiên phát (rối loạn tế bào mầm, khiếm khuyết về mặt di truyền,…) và suy giảm miễn dịch thứ phát (do điều trị kìm tế bào, bức xạ X-quang, can thiệp phẫu thuật, chấn thương,…).
  • Ô nhiễm không khí: Khi trẻ hít phải khói bụi, hơi hóa chất,… phổi sẽ bị nhiễm bẩn. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy, không khí bẩn sẽ ngăn chặn sự tăng sinh của các lympho B (miễn dịch thể dịch) và lympho T (tế bào cần thiết của hệ miễn dịch) gây ra tình trạng viêm nhiễm hệ hô hấp.
  • Ăn các loại thức thực phẩm chế biến sẵn: Nếu cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đóng hộp,… có nhiều đường, mỡ và muối sẽ gây hại cho cơ thể. Những loại thực phẩm này sẽ làm suy yếu các lympho B và T - “đội quân” chủ lực giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
  • Uống ít nước: Nước giữ vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người. Ngoài cung cấp nước cho sự sống, chúng còn giúp thận lọc bỏ các yếu tố độc hại, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Thức quá khuya: Nếu trẻ không nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt khi thức khuya sẽ khiến cơ thể không sản xuất đủ melatonin trong khi ngủ. Như vậy, hệ thống miễn dịch không thể tạo đủ tế bào bạch cầu để chống đỡ các loại vi khuẩn.
  • Trẻ bị stress: Việc thường xuyên căng thẳng, lo lắng khiến nồng độ hormone như testosterone, estrogen bị suy giảm gây mất thăng bằng và suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh: Theo các chuyên gia, khi trẻ em sử dụng kháng sinh sẽ khỏi bệnh rất nhanh nhưng lại khiến cơ thể người bệnh yếu hơn dễ có nguy cơ mắc bệnh ở những lần sau và làm giảm khả năng tự chống chịu với vi khuẩn, virus. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh còn dẫn đến giảm lượng cytokine – một loại hormone cần thiết cho hệ miễn dịch.

>> Tham khảo: 

nguyên nhân gây giảm sức đề kháng

Một số nguyên nhân làm giảm sức đề kháng của trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Dấu hiệu trẻ có sức đề kháng yếu

Có nhiều dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bé có sức đề kháng yếu. Tuy nhiên, những dấu hiệu phổ biến và cơ bản nhất có thể kể đến là:

Trẻ hay bị ốm vặt

Trong những tháng đầu đời, bé sẽ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ, giúp hệ miễn dịch của bé dần hình thành và hoàn thiện khi bé lớn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, bé vẫn rất nhạy cảm với môi trường và các thay đổi từ bên ngoài. Đặc biệt, đối với những bé có hệ miễn dịch yếu hoặc sức đề kháng kém, khi môi trường hoặc thời tiết thay đổi, bé sẽ dễ mắc bệnh hơn. Sức đề kháng càng yếu, bé càng dễ bị ốm và gặp phải các vấn đề về sức khỏe như: trẻ bị ho, sốt, sổ mũi, cảm cúm, viêm họng,...

>> Tham khảo: Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho, cách chữa và khi nào cần đi khám?

Trẻ bị mất nước

Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe của người lớn mà ngay cả với trẻ em thì chúng cũng là một thành phần không thể thiếu và cần được bổ sung hàng ngày. Bởi vì, nước chiếm tới 65% thể trọng cơ thể người lớn và tới 70 – 75% thể trọng cơ thể đối với trẻ nhỏ.

Trẻ không được uống đủ nước hoặc mất nước sẽ có sức đề kháng yếu. Các biểu hiện mất nước ở trẻ được nhận thấy như da bé bị khô, niêm mạc môi lưỡi trẻ khô, mắt trũng, tiểu ít hơn, khi khóc không có nước mắt,…

>> Tham khảo: Lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là chuẩn? Bảng ml sữa cho bé theo tuổi

Trẻ thèm đồ ngọt

Trẻ ăn nhiều đồ ngọt hay thèm ăn đường cũng là một trong những biểu hiện chứng tỏ sức đề kháng của bé bị yếu đi. Không những vậy, ăn nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt,... còn là một trong những lý do khiến sức đề kháng của trẻ em bị suy yếu thêm.

>> Tham khảo: Trẻ mấy tháng ăn dặm được? Có nên cho bé ăn dặm sớm?

cách tăng sức đề kháng cho trẻ

Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt là biểu hiện chứng tỏ sức đề kháng của trẻ yếu đi (Nguồn: Sưu tầm)

Trẻ chán ăn, biếng ăn

Trẻ cần ăn uống để bổ sung năng lượng cho các hoạt động hàng ngày cũng như xây dựng cơ thể phát triển. Tuy nhiên, nếu trẻ có một sức đề kháng kém, mệt mỏi hay dễ bị ốm thì bé cũng sẽ cảm thấy biếng ăn, kể cả những món ăn ưa thích. Do đó, khi bố mẹ thấy có biểu hiện trẻ biếng ăn thì cần lưu ý theo dõi xem trẻ gặp vấn đề gì hay có đang mắc bệnh không để tìm ra nguyên nhân và biện pháp giải quyết phù hợp kịp thời.

>> Tham khảo: Trẻ biếng ăn phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ tiêu hóa kém

Trẻ em có sức đề kháng tốt sẽ hấp thụ thức ăn hiệu quả, tiêu hóa khỏe mạnh và phát triển bình thường. Ngược lại, trẻ có sức đề kháng yếu dễ gặp phải các vấn đề tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, nôn trớ, tiêu chảy, đi phân sống dẫn tới thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển. Ngoài ra, tình trạng sức khỏe kém cũng khiến trẻ trở nên lười biếng, ít hứng thú khi chơi và ảnh hưởng đến tâm trạng của bé.

>> Tham khảo: 13 loại trái cây tốt cho bé ăn dặm và cách làm hoa quả ăn dặm cho bé

Vết thương của trẻ lâu lành

Theo các chuyên gia y tế, thời gian lành vết thương cũng là yếu tố đánh giá tình trạng hệ miễn dịch khá chính xác. Bố mẹ để ý nếu trẻ có những vết thương lâu lành thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy con mình có sức đề kháng yếu.

Trẻ có khả năng chịu đựng kém

Khi tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc vận động thể thao, trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức bền và cơ thể luôn uể oải, không có hứng thú vui chơi. Tinh thần uể oải, mệt mỏi, hay buồn ngủ cũng là biểu hiện khác của tình trạng bé có sức đề kháng yếu.

>> Tham khảo:

Mách mẹ 10 cách tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh, hiệu quả

Để hỗ trợ hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ba mẹ cần kết hợp hiệu quả chế độ dinh dưỡng hằng ngày với các biện pháp chăm sóc, phòng tránh bệnh.

1. Cho trẻ ngủ đủ giấc giúp tăng đề kháng cho bé

Một giấc ngủ sâu và đủ dài là rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngủ đủ giấc giúp phát triển trí tuệ, chiều cao, cân nặng và tăng sức đề kháng cho bé. Ngoài ra, nó còn giúp trẻ có tinh thần thoải mái, vui chơi cả ngày. Tùy vào từng độ tuổi, trẻ sẽ cần thời gian ngủ khác nhau.

Mẹ có thể dựa vào bảng tổng thời gian giấc ngủ của bé trong ngày của AASM (American Academy of Sleep Medicine) 2016 để cân đối thời gian ngủ cho trẻ:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: 12 - 16 giờ (bao gồm cả ngủ trưa).
  • Trẻ từ 1 - 2 tuổi: 11-14 giờ (bao gồm cả ngủ trưa).
  • Trẻ từ 3 – 5 tuổi: 10-13 giờ (bao gồm cả ngủ trưa).

>> Tham khảo: Danh sách 20 bài nhạc ru bé ngủ ngon thông minh hay nhất

2. Không nên lạm dụng dùng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có tác dụng quan trọng trong điều trị nhiễm khuẩn, nhưng việc lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ hiện nay là một vấn đề cần lưu ý. Thuốc kháng sinh như một "con dao hai lưỡi": nếu sử dụng quá nhiều, sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến trẻ phụ thuộc vào thuốc.

Nhiều phụ huynh thường cho trẻ uống thuốc kháng sinh ngay khi trẻ có biểu hiện sốt, đau họng,... nhưng điều này là không đúng. Nếu trẻ bị viêm hô hấp do virus, kháng sinh không chỉ không hiệu quả mà còn có thể gây nhờn thuốc và các tác dụng phụ như dị ứng, tiêu chảy. Để bảo vệ sức khỏe và tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh, phụ huynh nên áp dụng những biện pháp tự nhiên để phòng ngừa bệnh hô hấp, lưu ý giữ ấm cho trẻ trong thời gian chuyển mùa nhé.

>> Tham khảo: 

3. Chế độ dinh dưỡng cân đối giúp tăng cường sức đề kháng

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học là cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ đơn giản và hiệu quả, dễ dàng thực hiện tại nhà. Bố mẹ nên chú trọng vào việc thiết lập bữa ăn lành mạnh, cân đối đủ 4 nhóm dưỡng chất: chất béo, chất đạm, chất tinh bột, vitamin và khoáng chất. Lưu ý, bố mẹ cần đảm bảo sự đa dạng, phong phú trong chế độ ăn uống của trẻ.

>> Tham khảo: 

4. Bổ sung thêm thực phẩm vitamin, kẽm, sắt và lợi khuẩn hỗ trợ miễn dịch

Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, mẹ có thể bổ sung vào khẩu phần ăn mỗi ngày của bé các thực phẩm giàu vitamin, kẽm, sắt và lợi khuẩn đường ruột. 

  • Thực phẩm giàu sắt: Nấm hương, rau dền đỏ, bông cải xanh, các loại đậu, thịt bò, gà tây giúp tăng cường khả năng miễn dịch và hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Tôm, cua, gan động vật, thịt bò và các loại ngũ cốc giúp cải thiện hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
  • Thực phẩm giàu selen: Cá hồi, tôm hùm, nấm, lòng đỏ trứng, ngũ cốc nguyên hạt và quả hạch giúp tăng cường khả năng chống lại tác nhân nhiễm trùng và cải thiện chức năng miễn dịch.
  • Vitamin và khoáng chất: Các vitamin A, E, C, D và nhóm B có nhiều trong rau xanh, hoa quả tươi như rau ngót, rau dền, bưởi, đu đủ, cam, chanh, dầu oliu, đậu tương, quả gấc, vừng lạc giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và bảo vệ da, mạch máu.
  • Lợi khuẩn: Sữa chua (probiotics) và các thực phẩm giàu prebiotics như chuối, hành tây giúp phát triển lợi khuẩn trong đường ruột, từ đó cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch, giúp trẻ hạn chế bệnh vặt và các vấn đề về tiêu hóa.

>> Tham khảo: 

5. Cho bé uống đủ nước mỗi ngày

Nước có tác dụng đưa bạch cầu đi khắp cơ thể, đồng thời đào thải những chất độc hại ra ngoài thông qua tuyến mồ hôi. Một lượng nước vừa đủ mỗi ngày sẽ giúp tăng cường trao đổi chất ở trẻ, cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho tế bào. Vì vậy, ba mẹ cần tập cho trẻ thói quen uống đủ nước mỗi ngày. Lượng nước cần thiết cho trẻ phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng và cường độ hoạt động, vui chơi của từng bé.

Theo khuyến cáo, lượng nước trung bình mỗi ngày cho từng độ tuổi sẽ là:

  • Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 700 ml (Tổng lượng nước 1 ngày);
  • Trẻ từ 7 tháng12 tháng tuổi: 800 ml (Tổng lượng nước 1 ngày), trong đó 600ml là lượng nước cần uống);
  • Trẻ từ 1 tuổi3 tuổi: 1300ml (Tổng lượng nước 1 ngày), trong đó 900ml là lượng nước cần uống.

cách tăng sức đề kháng

Uống đủ nước là một cách tăng sức đề kháng cho trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

6. Khuyến khích bé tập thể dục đều đặn

Bố mẹ nên dành 30 phút mỗi ngày để vận động cùng con, đây có thể là các hoạt động trong nhà hay ngoài trời tùy theo sở thích của trẻ và điều kiện cho phép. Để có thể đa dạng về các hoạt động vui chơi cùng trẻ, ba mẹ cũng có thể tham khảo thêm tại “Hoạt động cho bé”. Các động tác tuy đơn giản thôi nhưng nếu thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bé rèn luyện thể lực, sự tập trung và khả năng xử lý tình huống tốt hơn.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cũng chia sẻ thêm: 

bac si

“Luyện tập và vận động: vận động nhiều sẽ giúp đào thải độc tố và giúp khí huyết lưu thông. Nếu được, tốt nhất nên ra ngoài trời vào buổi sáng nắng ấm: Cơ thể được tiếp xúc đầy đủ với không khí trong lành và ánh sáng nắng mai sẽ tích lũy đủ vitamin D, tăng cường sức đề kháng.”

bac si

7. Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách giữ môi trường sống sạch sẽ

Chất lượng không khí ở các thành phố lớn hiện đang ở mức báo động, đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn yếu. Ô nhiễm không khí có thể làm suy yếu hệ hô hấp của trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho các virus và vi khuẩn xâm nhập.

Để bảo vệ trẻ, bố mẹ nên giữ phòng sạch sẽ, vệ sinh bộ lọc điều hòa, thay ga gối thường xuyên và che chắn, đeo khẩu trang khi bé ra ngoài. Nếu sống gần khu công nghiệp hoặc nhà máy, nên đóng kín cửa sổ để giảm thiểu bụi vào nhà.

>> Tham khảo: Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là thích hợp nhất?

8. Cho bé tiếp xúc với môi trường bên ngoài

Vui chơi ngoài trời giúp trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, từ đó tăng cường khả năng hấp thụ vitamin D. Môi trường tự nhiên và không khí trong lành không chỉ hỗ trợ phát triển xương, hệ miễn dịch mà còn tăng cường hoạt động thể chất, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và béo phì.

9. Tập cho bé giữ vệ sinh cá nhân

Giữ vệ sinh cá nhân là cách hiệu quả giúp trẻ tránh xa các tác nhân gây bệnh và bảo vệ hệ miễn dịch. Ba mẹ nên dạy bé thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi về nhà và sau khi đi vệ sinh.

Ngoài ra, cần nhắc nhở trẻ không chạm tay bẩn vào mắt, mũi, miệng, và bỏ thói quen mút tay hoặc cắn móng tay. Trẻ trên 2 tuổi nên tự đánh răng sau mỗi bữa ăn và vào buổi sáng, tối, với thời gian ít nhất 1 phút và tối đa 3 phút.

>> Tham khảo: Khi nào nên cho trẻ tự đi vệ sinh? Các bước tập cho bé

10. Tiêm chủng đầy đủ để tăng sức đề kháng cho bé

Những bé thường xuyên ốm vặt và dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp thường có sức đề kháng yếu. Để cải thiện sức đề kháng, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, bố mẹ cũng cần chú ý đến việc tiêm chủng cho bé đầy đủ. Vắc-xin giúp kích thích cơ thể sản sinh kháng thể hoặc cung cấp kháng thể trực tiếp, từ đó giúp trẻ có khả năng miễn dịch với các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, nếu cần thiết, bố mẹ có thể sử dụng thuốc tăng cường sức đề kháng để hỗ trợ nâng cao khả năng chống lại bệnh tật. 

>> Tham khảo: Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng từ 0 -24 tháng tuổi

Tiêm ngừa đầy đủ để tăng sức đề kháng cho bé

Tăng cường đề kháng cho trẻ bằng cách tiêm ngừa đầy đủ (Nguồn: Sưu tầm)

Câu hỏi thường gặp về sức đề kháng của bé

Trẻ hay ốm vặt nên bổ sung vitamin gì?

Trẻ hay ốm vặt nên bổ sung các vitamin như vitamin C để tăng cường miễn dịch, vitamin D giúp hấp thụ canxi và phát triển xương, vitamin A hỗ trợ sức khỏe mắt và hệ hô hấp, và vitamin E với tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào miễn dịch. Ngoài ra, việc bổ sung kẽm, sắt cũng rất quan trọng trong việc cải thiện sức đề kháng và ngăn ngừa thiếu máu. Bố mẹ có thể kết hợp với thuốc tăng cường hệ miễn dịch theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp trẻ khỏe mạnh hơn.

Khi nào cần dùng thuốc tăng cường miễn dịch?

Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm do các nguyên nhân như tuổi tác, dinh dưỡng kém, hoặc hệ miễn dịch suy yếu do bệnh lý nền, thiếu dinh dưỡng..., thì việc bổ sung thuốc tăng cường miễn dịch có thể hỗ trợ hệ miễn dịch phục hồi và hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bài viết trên là những thông tin mà Huggies muốn chia sẻ với mẹ cách tăng sức đề kháng cho bé. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để được thêm nhiều tư vấn thêm hữu ích nhé!

Mẹ đừng quên trang bị cho bé Tã quần Huggies mới với công nghệ Lưng Thun Đệm Mây vừa vặn giúp bé thoải mái vận động mà không lo hằn đỏ.

>> Nguồn tham khảo:

EmptyView

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;